Đồng hồ cơ không đeo bao lâu thì chết? Cách xử lý đồng hồ cơ không chạy

16 tháng 9, 2022
22660 lượt xem
Đồng hồ cơ không đeo bao lâu thì chết là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi ai cũng muốn số tiền mình bỏ ra tương xứng với thời gian sử dụng.

Mục Lục

    Đồng hồ Automatic chạy được bao lâu phụ thuộc vào bộ máy bên trong của nó. Bạn cần biết thời gian đồng hồ cơ không đeo bao lâu thì chết để từ đó có cách duy trì được chất lượng và tăng tuổi thọ cho cỗ máy đếm thời gian. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

     Đồng hồ cơ không đeo bao lâu thì chết?

    1. Đồng hồ cơ không đeo bao lâu thì chết?

    Đồng hồ cơ không đeo bao lâu thì chết? Đồng hồ Automatic chạy được bao lâu? Đây luôn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, bởi mỗi thương hiệu sẽ có những phương thức chế tác khác nhau nên không có một công thức chung nhất định cho các sản phẩm đồng hồ cơ.

    Thông thường đồng hồ cơ lâu không đeo hay không lên cót thì bộ máy sẽ bị ngưng trệ dẫn đến tình trạng bị chết hoặc chạy sai lệch lớn. Thời gian hoạt động của những chiếc đồng hồ Automatic phụ thuộc vào thời gian bạn đeo đồng hồ và khả năng trữ cót của từng bộ máy. Về cơ bản, đồng hồ tự động sẽ chạy được trong khoảng 40-50 giờ. Tuy nhiên với công nghệ tân tiến hiện nay, một số dòng đồng hồ cao cấp có thể tự chạy trong 40-80 giờ, hoặc có thể lên tới hàng tuần liền mà không cần lên cót.

    Đặc điểm của đồng hồ cơ là càng đeo lâu thì thời gian chạy càng được lâu. Chính vì vậy bạn hãy đeo đồng hồ liên tục hoặc thường xuyên lên dây cót cho chúng thì chiếc đồng hồ của bạn sẽ bền và chạy được lâu hơn. Khi đeo càng lâu, đồng hồ Automatic chạy càng tốt cho đến khi đạt được mức dự trữ năng lượng tối đa, khi cót được lên đầy. Tuy nhiên, có một lưu ý là khi đầy cót, dù bạn có đeo thêm thì chiếc đồng hồ cũng chỉ hoạt động đúng thời gian trữ cót của nó. 

    Theo lời chuyên gia sản xuất, để đồng hồ Automatic chạy được khoảng 1 ngày (tức 24 tiếng, mức chạy tối thiểu của đồng hồ cơ tự động) bạn cần phải đeo đủ 8 tiếng (có thể không đeo liên tục, miễn sao đủ 8 tiếng). Đây cũng là một trong những quy tắc chung của bất cứ chiếc đồng hồ Automatic nào hiện nay. Với công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện nay các hãng đồng hồ, đặc biệt là đồng hồ Thụy Sỹ đã và đang cho ra đời những bộ máy có thể phục vụ người dùng ở mức tối đa nhất. Ví dụ:

    • Đồng hồ Tissot, Certina, and Hamilton sử dụng bộ máy Powermatic 80 trên một số đồng hồ gần đây cho thời gian trữ cót lên tới 80 giờ.

    • Rolex and Tudor với bộ máy GMT Master II hoặc Black Bay Fifty-Eight có thời gian trữ cót là 70 giờ.

    2. Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ

    Xuất xứ của đồng hồ cơ và nguyên lý hoạt động

    Xuất xứ của đồng hồ cơ

    Đồng hồ cơ đầu tiên được phát minh ở nước Anh do một tu sĩ người Ý thiết kế vào năm 1275, bởi vì những tu sĩ Công giáo có quy định rất nghiêm ngặt về lịch trình cầu nguyện cũng như công việc hằng ngày nên họ đã yêu cầu chế tạo đồng hồ. Ban đầu là một chiếc đồng hồ rất lớn chỉ với một kim giờ.

    Năm 1370, những mẫu đồng hồ dần phổ biến ở Pháp và Anh. Mãi đến năm 1541, ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ ra đời, do lệnh cấm đeo trang sức nên các thợ kim hoàn ở Geneva buộc lòng phải học cách chế tạo đồng hồ từ những người tị nạn từ Pháp và Ý. 

    Đến thế kỷ thứ 16, ngoài sắt, đồng và bạc là vật liệu chính dùng để chế tác đồng hồ, sau đó đồng hồ chạy bằng lò xo được phát triển. 

    Năm 1574 đồng hồ bỏ túi được phát minh với chất liệu bằng đồng. 

    Năm 1620 mặt kính đồng hồ được giới thiệu và nhanh chóng được điều chỉnh lên các mô hình đồng hồ cao cấp.

    Năm 1680 kim phút lần đầu tiên được thêm vào đồng hồ. 

    Năm 1675 vành tóc được phát minh là một yếu tố quan trọng của đồng hồ cơ giúp cỗ máy có bộ dao động điều hòa.

    Năm 1690 kim giây xuất hiện. 

    Năm 1700, đồng hồ đeo tay dần trở nên phổ biến với nhiều kiểu dáng và kích cỡ khác nhau. 

    Năm 1716, một người Anh tên George Graham phát minh ra bộ thoát, tiền đề cho bộ thoát cơ học mang lại độ chính xác cao.

    Đặc biệt vào năm 1770, Abraham-Louis Perrelet phát minh ra một cơ chế tự lên dây cót. 

    Vào năm 1795, Abraham-Louis Breguet người sáng lập nên thương hiệu đồng hồ cao cấp Breguet phát minh ra bộ thoát Tourbillon. 

    Năm 1812, Breguet sáng tạo ra chiếc đồng hồ đeo trên cổ tay đầu tiên dành cho Caroline Murat và Nữ hoàng của Naples. 

    Đến năm 1822, Nicolas Rieussec nộp bằng sáng chế "đồng hồ bấm giờ bằng giây", mở ra kỷ nguyên của đồng hồ chronograph, hay còn gọi là đồng hồ bấm giờ. 

    Năm 1915 Breitling ra mắt một trong những chiếc đồng hồ đeo tay cơ học có tính năng Chronograph đầu tiên. Với nút bấm ở vị trí 2 giờ, tách biệt với núm điều chỉnh, thay vì tích hợp vào nó như trên các đồng hồ bấm giờ của pocketwatch thời đó.

    Năm 1926 thế giới ghi nhận mẫu đồng hồ đầu tiên có sự xuất hiện của một cánh quạt rotor tự động. Cơ chế lên dây này được thiết kế bởi nhà chế tác đồng hồ người Anh John Harwood, dựa trên chiếc đồng hồ mà Abraham-Louis Perrelet đã nghĩ ra cho pocketwatch trong thế kỷ 18.

    Theo nhiều tài liệu ghi nhận, mẫu đồng hồ lặn cơ học lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1926 và mẫu đồng hồ này có tên Oyster - tiền thân của mô hình Rolex Oyster lừng danh. Đây cũng là chiếc đồng hồ với cơ chế cơ học chống nước đầu tiên trong lịch sử 

    Năm 1931, công ty Thụy Sỹ LeCoultre & Cie và công ty Jaeger của Pháp hợp tác lại với nhau để sản xuất ra bộ sưu tập đồng hồ Reverso cơ học đặc trưng với bộ vỏ có thể trượt sang một bên và lật lại với mục đích bảo vệ mặt kính đồng hồ. Vào năm 1937 hai công ty hợp lại trở thành Jaeger-Lecoultre ngày nay.

    Vào năm 1969, thế giới đồng hồ đón nhận một phát minh quan trọng đó là mô hình đồng hồ cơ chronograph automatic đầu tiên trên thế giới được giới thiệu. Thứ nhất là bộ máy Calibre 6139 được chế tạo từ hãng Seiko, thứ hai đó chính là El Primero đến từ thương hiệu đồng hồ Zenith cao cấp.

    Khủng hoảng thạch anh chính thức bắt đầu từ năm 1970 nhưng không vì thế mà đế chế đồng hồ cơ học bị lãng quên. Tựa như một chất xúc tác quyết định lại thị trường, các thương hiệu đồng hồ lớn đã tập trung phát triển, đua nhau cho ra mắt những mẫu đồng hồ cơ với những tính năng độc đáo, sử dụng các vật liệu tiên tiến cùng những cơ chế được cấp bằng sáng chế và tạo nên những trang sử mới tiếp theo đầy hào hùng cho thế giới đồng hồ. 

    Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ

    đồng hồ cơ hoạt động như thế nào?

    Không phải nghiễm nhiên mà người ta nhận định đồng hồ cơ là tinh hoa của nghệ thuật chế tác đồng hồ. Hàng trăm chi tiết chứa đựng trong một tiết diện vẻn vẹn vài centimet, điều gì khiến chúng chuyển động một cách thần kỳ đến vậy? Và để hiểu được đồng hồ cơ không đeo bao lâu thì chết, chúng ta phải hiểu được cấu tạo và hoạt động của đồng hồ cơ.

    Thực ra, trên thị trường có rất nhiều loại đồng hồ cơ với xuất xứ khác nhau nhưng chủ yếu được ưa chuộng nhất là từ Thụy Sĩ và Nhật Bản với 2 loại: tự động (Automatic) và loại người dùng phải tự lên dây cót (Handwinding). Hai loại này tuy cơ chế đều là tự động nhưng khác biệt nhiều về cách sử dụng. Hiện nay, do nhu cầu sử dụng người dùng chỉ ưa chuộng loại tự động lên dây cót nên chúng tôi sẽ chỉ tập trung nói về loại đồng hồ này.

    • Đồng hồ cơ chạy bằng dây cót, hay chính xác hơn là đồng hồ chạy bằng năng lượng sinh ra từ dây cót chứ không có pin. Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót hoặc sinh ra từ chuyển động của roto trên đồng hồ tự động.

    • Dây cót làm từ dây kim loại to bản nhưng mỏng, có tính đàn hồi tốt, bền bỉ và được cuộn lại. Khi người dùng lên dây cót đồng hồ thông qua núm điều chỉnh, nguồn năng lượng sẽ được truyền đến bánh răng cuộn - bộ phận được liên kết trực tiếp với với núm và truyền động cho cơ cấu bánh cóc, cơ cấu bánh cóc sẽ xoay ngược chiều kim đồng hồ giúp dây cót (lò xo) cuộn chặt.

    • Sau đó năng lượng sinh ra trong bộ máy đồng hồ đến từ việc kéo giãn dây cót và việc kéo giãn này phải được kiểm soát để đảm bảo chúng diễn ra một cách chậm rãi. 

    • Các bánh răng quay và truyền động lực cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp. Những bánh răng này có nhiệm vụ truyền lực theo dạng dao động đều đến đòn bẩy, đòn bẩy sẽ đón nhận đủ năng lượng cần thiết cho trái tim của bộ máy - chính là bánh xe cân bằng.

    • Đòn bẩy xoay quanh trục giúp bánh xe cân bằng đập hoặc dao động theo chuyển động tròn lúc này sợi tóc nằm bên trong bánh xe cân bằng có tác dụng kiểm soát dao động giúp bánh xe cân bằng hoạt động ổn định và chính xác. 

    • Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian.

    3. Cách xử lý đồng hồ cơ khi bị chết

    Cách xử lý đồng hồ cơ khi bị chết

    Để xử lí đồng hồ tự động bị chết bạn cần tìm nguyên nhân làm đồng hồ không hoạt động, có thể là do hư hỏng bộ máy, không đủ năng lượng hay do rơi vỡ.

    Đồng hồ ngưng hoạt động trong khi đang sử dụng bình thường

    Khi đang sử dụng bình thường mà đồng hồ tự động ngừng lại có thể do: 

    • Đồng hồ hết năng lượng: Lúc này bạn cần thực hiện lên dây cót là có thể sử dụng đồng hồ bình thường.

    • Đồng hồ bị từ hóa: Đồng hồ tiếp xúc với các thanh nam châm mạnh trong các thiết bị điện tử, các bộ phận kim loại nhỏ bên trong đồng hồ có xu hướng dính vào nhau hoặc đẩy nhau (tùy thuộc vào cực) và làm giảm độ chính xác của đồng hồ (đồng hồ sẽ chạy chậm hơn hoặc nhanh hơn). Trong trường hợp nặng đồng hồ có thể ngừng hẳn hoạt động, lúc này bạn phải mang đồng hồ đi sửa chữa để khử từ trong bộ máy.

    • Bộ máy bị hư hỏng nghiêm trọng: Nếu đồng hồ của bạn ngừng đột ngột mà không phải do hết năng lượng hoặc do nhiễm từ thì có thể trong bộ máy đã bị hư hỏng nghiêm trọng. Lúc này bạn cần đến một cơ sở uy tín để sửa chữa.

    Đồng hồ ngưng hoạt động sau một thời gian dài không đeo

    Như đã nói ở trên, khi bạn không đeo đồng hồ trong một thời gian, năng lượng dự trữ hết, đồng hồ ngưng hoạt động. Nếu không biết cách bảo quản đồng hồ khi không sử dụng đúng thì việc nó bị khô dầu, ngưng hoạt động là điều khó tránh khỏi

    Để xử lý, chỉ cần đeo để đồng hồ tự động lên dây hoặc lên dây thủ công (nếu có tính năng này). Đồng hồ automatic phải đeo mỗi ngày ít nhất 8 tiếng mới đủ năng lượng hoạt động khoảng 24 giờ.

    Đồng hồ ngưng hoạt động sau khi bị rơi

    Nguyên nhân này dễ hiểu hơn. Bạn làm rơi, đồng hồ bị va chạm đột ngột và đột nhiên ngừng hoạt động. Rất có thể là đồng hồ đeo tay bị rơi kim, hoặc thậm chí là đứt gãy những chi tiết quan trọng bên trong.

    Bên trong đồng hồ có hàng trăm bộ phận nhỏ, mỏng manh, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể làm chúng trượt khỏi vị trí thậm chí bị vỡ, bể. Bộ phận dễ bị hư hại do va chạm là bánh xe cân bằng. Trục của bánh xe cân bằng là một phần rất quan trọng giữ cho bánh xe cân bằng liên tục di chuyển ở tốc độ cao.

    Nếu bộ phận này bị hỏng, bạn không còn nghe thấy tiếng động phát ra khi bộ máy hoạt động, bạn có thể mở nắp lưng để kiểm tra. Điều duy nhất có thể làm là mang đồng hồ đi sửa chữa. 

    4. Bảo quản đồng hồ cơ đúng cách bạn nên biết

    Cách bảo quản đồng hồ cơ

    Để giúp toàn bộ chiếc đồng hồ vận hành trơn tru và bền lâu, cần chú ý các cách bảo quản đồng hồ cơ dưới đây:

    • Không để xảy ra va chạm mạnh giữa đồng hồ với những vật cứng, không để đồng hồ bị rơi

    • Không sử dụng đồng hồ khi đi rửa tay bằng nước nóng, đi tắm, đi bơi, xông hơi vì hơi nước rất dễ bay vào mặt kính và gây hỏng máy đồng hồ.

    • Hạn chế để đồng hồ ở những nơi phát ra từ trường mạnh như tivi, loa, dàn âm thanh, nam châm, bộ phát wifi,…

    • Không để đồng hồ ở nơi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao (dưới 5 độ C và trên 50 độ C)

    • Khi không sử dụng, bạn nên để úp mặt đồng hồ xuống một lớp vải mịn nhằm giúp cho cót giữ được lâu hơn nhé.

    • Đối với dòng đồng hồ Handwinding, bạn nhớ lên dây cót mỗi ngày nhé.

    Một số mẹo giúp đồng hồ cơ không bị “chết vặt”

    • Đảm bảo đồng hồ của bạn được lau dầu, bảo dưỡng theo đúng quy định của từng nhà sản xuất.

    • Đeo đồng hồ thường xuyên nhất có thể. Với đồng hồ Automatic nên thường xuyên đeo đồng hồ, ít nhất là 8h mỗi ngày để cót được tích trữ đủ năng lượng.

    • Khi đi bơi hoặc xông hơi không nên đeo đồng hồ theo.

    • Hãy lên dây cót một tuần một lần để đảm bảo đồng hồ cơ của bạn luôn chạy đúng giờ.

    • Tốt nhất ban đêm nếu không đeo đồng hồ bạn nên đặt úp mặt đồng hồ trên một tấm vải mịn để năng lượng dây cót giữ được lâu hơn.

    Bài viết trên là tổng hợp những hiểu biết và kinh nghiệm của mình để sử dụng và bảo quản chiếc đồng hồ cơ của bạn thật hiệu quả cũng như giải đáp thắc mắc đồng hồ cơ không đeo bao lâu thì chết? Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì về đồng hồ hay chưa tìm được cho mình một mẫu đồng hồ đeo tay chính hãng và chất lượng thì đừng quên truy cập DONGHOTHUYSY.VN hoặc đến trực tiếp các cửa hàng của Galle Watch trên toàn quốc và liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 6785 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!

    Bạn đã thích bài viết này?
    0

    © All rights reserved - Bản quyền thuộc về CÔNG TY PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CAO CẤP LPD