Hướng dẫn cách sửa đồng hồ cơ đeo tay bị chết bảo đảm hiệu quả

16 tháng 9, 2022
7117 lượt xem
Đồng hồ đeo tay bị chết không phải là tình trạng hiếm gặp khi sử dụng đồng hồ. Tuy nhiên, bạn chớ vội vứt bỏ nó mà hãy thử tìm hiểu những cách chữa dưới đây nhé.

Mục Lục

    Đồng hồ đeo tay bị chết luôn là nỗi ám ảnh của các tín đồ đồng hồ. Việc đồng hồ bị chết không chỉ gây ra bất tiện cho người dùng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của cỗ máy đếm, đặc biệt là ở đồng hồ cơ. Nếu không được sửa chữa đúng cách thì rất có thể chiếc đồng hồ của bạn sẽ phải bỏ đi. Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu đồng hồ cơ không đeo bao lâu thì chết, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cứu nguy khi đồng hồ đeo tay không hoạt động nhé!

    1. Tìm hiểu cấu tạo và cơ chế hoạt động của đồng hồ cơ

    Hướng dẫn cách sửa đồng hồ đeo tay bị chết bảo đảm hiệu quả

    Đồng hồ cơ là đồng hồ lấy năng lượng từ chuyển động cơ học và được chia làm 2 loại là đồng hồ cơ lên cót tay và đồng hồ cơ tự động (Automatic). Mỗi loại đồng hồ lại có cấu tạo và cơ chế hoạt động khác nhau: 

    Đồng hồ cơ lên dây cót tay

    • Đồng hồ cơ lên dây cót tay là gì?

    Đồng hồ cơ lên dây cót tay là loại đồng hồ được sáng tạo ra kể từ thế kỉ XVI. Với loại đồng hồ lên dây cót tay thì người dùng cần phải lên dây cót hằng ngày để đồng hồ có thể hoạt động. Khi sử dụng loại đồng hồ này người dùng chỉ lên dây cót đến mức tay bạn có cảm giác hơi căng. Tránh tình trạng vặn dây cót quá căng vượt quá mức dẫn đến việc đồng hồ bị hỏng máy.

    Trước khi tiến hành lên dây cót cho đồng hồ hoặc điều chỉnh thì bạn cần tháo đồng hồ ra khỏi tay. Việc làm này sẽ giúp bạn hạn chế xảy ra các lỗi bên trong đồng hồ. 

    - Cấu tạo của cỗ máy vận hành lên dây cót tay: Một cỗ máy vận hành lên dây cót tay sẽ bao gồm 7 bộ phận sau: Núm chỉnh giờ, dây cót, chuỗi bánh răng, bộ thoát, bánh xe cân bằng, bánh răng điều khiển mặt số, chân kính.

    - Cơ chế vận hành của đồng hồ lên cót tay:

    • Bước 1: Xoay núm chỉnh giờ để cuộn dây tóc, giúp cho dây tóc hấp thụ năng lượng.
    • Bước 2: Những tàu bánh răng chuyển năng lượng ra bộ thoát
    • Bước 3: Bộ thoát phân bố năng lượng cho bánh xe cân bằng
    • Bước 4: Bánh xe cân bằng sử dụng năng lượng được điều chỉnh để dao động qua lại với tốc độ không đổi
    • Bước 5: Sau một số lượng nhịp nhất định, bánh răng điều khiển mặt số chuyển động, chuyển hóa năng lượng tới kim đồng hồ
    • Bước 6: Kim đồng hồ xoay

    Đồng hồ lên cót tự động 

    Đồng hồ cơ lên cót tự động

    • Đồng hồ cơ lên cót tự động là gì?

    Cỗ máy lên cót tự động (Automatic) được xuất hiện lần đầu vào thế kỷ XX. Đặc điểm của cỗ máy này chính là nó sử dụng chính năng lượng được sinh ra do sự vận động của người dùng. Thay vì phải lên cót tay hằng ngày, người dùng sẽ chỉ cần đeo đồng hồ trên tay liên tục 8 tiếng/ngày là sẽ đủ năng lượng để đồng hồ hoạt động. 

    • Cấu tạo của cỗ máy lên dây cót tự động

    Cỗ máy lên dây cót tự động sẽ bao gồm các bộ phần sau: Núm chỉnh giờ, rotor, dây cót, chuỗi bánh răng, bộ thoát, bánh xe cân bằng, tàu bánh răng điều khiển mặt số, chân kính.

    - Cơ chế vận hành của cỗ máy lên dây tự động

    • Bước 1: Hoạt động của cổ tay khiến cho rotor xoay, hoặc việc vặn núm chỉnh giờ sẽ giúp cho dây cót hấp thụ năng lượng.

    • Bước 2: Những chuỗi bánh răng chuyển năng lượng ra bộ thoát

    • Bước 3: Bộ thoát phân bố năng lượng cho bánh xe cân bằng

    • Bước 4: Bánh xe cân bằng sử dụng năng lượng được điều chỉnh để dao động qua lại với tốc độ không đổi

    • Bước 5: Với số lượng nhịp đập nhất định, bánh răng điều khiển mặt số chuyển động, chuyển hóa năng lượng tới kim đồng hồ

    • Bước 6: Kim đồng hồ xoay

    2. Hướng dẫn cách sửa đồng hồ đeo tay bị chết

    Hướng dẫn cách sửa đồng hồ cơ đeo tay bị chết

    Phần lớn nguyên nhân dẫn đến việc đồng hồ đeo tay bị chết là do dây cót không hoạt động. Do đó bạn cần cung cấp năng lượng để đồng hồ có thể hoạt động trở lại bình thường. 

    Do cấu tạo và cách vận hành của từng loại đồng hồ cơ khác nhau cho nên khi gặp trường hợp đồng hồ đeo tay bị chết người dùng cũng sẽ có cách sửa chữa riêng cho từng loại. 

    Đối với đồng hồ lên dây cót tay

    • Để nguyên núm chỉnh giờ ở vị trí ban đầu 

    • Vặn núm theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 đến 15 lần thì dây cót đồng hồ sẽ căng lên và hoạt động trở lại như bình thường. Chỉ cần người dùng lặp lại thao tác này hằng ngày thì hiện tượng đồng hồ bị chết sẽ không còn xảy ra nữa. 

    Đối với đồng hồ lên cót tự động

    Với những chiếc đồng hồ cơ Automatic người dùng cần đeo đồng hồ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày để đồng hồ có đủ năng lượng hoạt động. Nếu chiếc đồng hồ đeo tay bị chết thì rất có thể bởi nó đã hết năng lượng để hoạt động. Những chiếc đồng hồ này thường sẽ có núm vặn để lên cót thủ công, do đó người dùng có thể vặn chiếc núm này để nạp năng lượng cho đồng hồ. 

    Nếu có thể thì bạn hãy sắm cho chiếc đồng hồ của mình một chiếc hộp lên dây cót để đồng hồ có đủ năng lượng hoạt động. 

    Nếu như đã thực hiện các bước trên mà đồng hồ vẫn chưa chạy thì người dùng cần quan sát xem có cọc số bị rơi ra và mắc vào kim đồng hồ không. Nếu có thì bạn cần mang chiếc đồng hồ của mình đến cửa hàng để được sửa chữa đúng cách thay vì tự mình sửa. 

    Ngoài ra thì cũng rất có thể là chiếc đồng hồ của bạn bị khô dầu hoặc bị hỏng bộ phận nào đó chứ không phải thiếu năng lượng. Khi đó cách tốt nhất dành cho bạn vẫn là mang ngay chiếc đồng hồ của mình đến gặp các thợ đồng hồ chuyên nghiệp. 

    3. Cách điều chỉnh ngày giờ cho đồng hồ cơ 

    Hướng dẫn cách sửa đồng hồ đeo tay bị chết bảo đảm hiệu quả

    Trước khi tiến hành chỉnh giờ cho chiếc đồng hồ cơ của mình thì bạn cần chú ý không để tay bị ướt vì khi chỉnh rất có thể nước có thể vào đồng hồ gây ảnh hưởng đến chất lượng đồng hồ. Thời gian tốt nhất để điều chỉnh giờ cho đồng hồ chính là từ 22h-4h sáng. Sau khi chỉnh, bạn cần đóng chặt các núm để đảm bảo rằng đồng hồ có thể nhận được năng lượng bạn cũng cấp. 

    ››› Xem thêm: Cách chỉnh ngày giờ cho đồng hồ cơ

    Đồng hồ cơ hiện nay được thiết kế thành nhiều dòng khác nhau, thông dụng nhất vẫn là đồng hồ 2 kim, 3 kim, 2 kim 1 lịch và 6 kim 1 lịch. 

    Đối với đồng hồ cơ 2 kim, 3 kim

    Người dùng chỉ cần kéo nút chỉnh giờ ra 1 nấc xoay nút cho đến khi có giờ thích hợp.

    Đối với đồng hồ cơ 2 kim 1 lịch, 3 kim 1 lịch

    Bạn kéo núm vặn ra một nấc và vặn nhẹ cho đến này hiện tại. Còn nếu bạn muốn chỉnh giờ thì kéo thêm một nấc nữa và vặn cho đến giờ thích hợp. Khi điều chỉnh bạn nên lùi lại 1 ngày để tránh trường hợp lịch chuyển qua ngày mời và phải chỉnh lại mất thời gian.

    Đối với đồng hồ 6 kim 1 lịch

    Ở dòng đồng hồ này sẽ được thiết kế 3 núm chính. Núm ở giữa có 2 nấc chỉnh, núm đầu tiên là chỉnh ngày còn nút thứ 2 dùng để chỉnh giờ. Núm phía trên chính là núm để thực hiện chức năng bấm giờ Chronograph. 

    Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp các bạn biết được cách sửa đồng hồ đeo tay bị chết cũng như cách chỉnh giờ cho chiếc đồng hồ của mình. Chiếc đồng hồ được sử dụng đúng cách chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời của bạn. 

    ››› Xem thêm: Đồng hồ đeo tay lúc chạy lúc không : Nguyên nhân & Cách khắc phục

    Bạn đã thích bài viết này?
    0

    © All rights reserved - Bản quyền thuộc về CÔNG TY PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CAO CẤP LPD