Hướng dẫn cách xử lý khi đồng hồ bị vào nước tránh bị hỏng

16 tháng 9, 2022
198 lượt xem
Đa phần các sản phẩm đồng hồ Thụy Sỹ hiện nay đều được trang bị khả năng chống nước. Tuy nhiên, những kiến thức cơ bản để xử lý đồng hồ bị vào nước trong những tình huống phát sinh sẽ giúp người dùng duy trì tuổi thọ của nó lâu hơn.

Mục Lục

    Đồng hồ là một phụ kiện không thể thiếu được đối với nhiều người kể cả trong các sự kiện hoặc các hoạt động thường ngày. Vốn là một vật dụng có cấu tạo vô cùng phức tạp cho nên trong quá trình sử dụng không tránh khỏi việc đồng hồ bị nhiễm nước ảnh hưởng đến độ chính xác và độ bền của sản phẩm. Đừng lo lắng vì bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn biết cách xử lý khi đồng hồ bị vào nước hiệu quả nhất. 

    1. Cách xử lý đồng hồ trước khi mang đến nơi sửa chữa

    Cách thường được nhiều người nghĩ đến nhất khi đồng hồ bị vào nước là mang điến các trung tâm sửa chữa để giúp đỡ. Tuy nhiên để chất lượng của đồng hồ ít bị ảnh hưởng nhất thì bạn cần biết cách xử lí ban đầu trước khi mang đồng hồ đến trung tâm. 

    Cách xử lý trước khi mang đồng hồ tới trung tâm bảo hành

    Để biết chắc rằng đồng hồ của bạn đã bị vào nước hay chưa bạn cần chú ý quan sát xem đồng hồ có các dấu hiệu sau không: mặt trong kính bám hơi nước/giọt nước, nước đọng trên mặt số, nước rỉ từ nắp lưng, sùi sơn/gỉ sét các bộ phận trong mặt số hoặc từ trong nắp lưng, vỏ…Nếu bắt gặp những dấu hiện trên hay kể cả các trường hợp sử dụng sai chỉ số chống nước đều phải thực hiện các biện pháp xử lý sau đây càng nhanh càng tốt nếu chưa thể mang đi sửa chữa. 

    Cách 1 – Thấm, Lau Sạch, Hút Ẩm: dùng vải bông thấm nước, giấy vệ sinh (loại giấy dùng trong toilet) để lau sạch nước. Sau khi lau khô thì cho đồng hồ vào túi, hộp kín chứa gạo hoặc gói hút ẩm (càng nhiều càng tốt) để hút ẩm. Có tủ hút ẩm thì hãy đặt đồng hồ bị thấm nước vào tủ.

    Cách 2 – Xử Lý Nhiệt: RỦI RO CAO vì nhiệt độ cao trên 60 độ C gần như sẽ gây hư hỏng đồng hồ. Với nhiều trường hợp nặng thì bạn hãy dùng dụng cụ mở lắp lưng và bật máy sấy tóc ở chế độ nhỏ nhất sấy ở khoảng cách 10 cm hoặc bọc kín bằng giấy vệ sinh rồi gần nguồn nhiệt như bóng đèn dây tóc trong khoảng nửa tiếng.

    Lưu ý: không đeo ngược đồng hồ (để mặt kính vào tay) vì dễ làm hỏng dây, khóa hoặc làm rơi đồng hồ, thay vào đó bạn có thể áp mặt kính bị mờ nước ở mặt trong vào tay để nhiệt độ cơ thể làm nước tạm thời mất đi (nhưng nó vẫn ở trong đồng hồ đấy nhé).

    Cách 3 - Tháo mở hoàn toàn đồng hồ để lau chùi hoặc sấy: tốt nhất là KHÔNG LÀM nếu đồng hồ còn Bảo hành, khi bạn không phải chuyên gia và không có đủ dụng cụ. 

    2. Làm thế nào để đồng hồ không bị vào nước

    Hầu hết các trường hợp đồng hồ bị vào nước đều do người dùng sử dụng sai quy định về độ chống nước, điều chỉnh đồng hồ ở dưới nước/trong môi trường có độ ẩm cao như phòng tắm hơi hoặc do các chấn động/va đập làm hỏng kính/nắp lưng/núm điều chỉnh/nút bấm của đồng hồ.

    Do đó để hạn chế việc đồng hồ bị vào nước, bạn cần nắm rõ độ chống nước của sản phẩm. Từ đó bạn có thể biết được chiếc đồng hồ của mình có thể sử dụng trong những hoạt động nào. Dưới đây là một số mức độ chống nước thường gặp ở đồng hồ:

    + 3ATM - chỉ sử dụng để rửa tay, đi mưa nhỏ hoặc tốt nhất là không đi mưa.

    + 5ATM - chỉ sử dụng để tắm bồn, tắm vòi sen, đi mưa lớn,… tuyệt đối không được đi bơi bất kỳ trong trường hợp nào.

    + 10ATM - chỉ sử dụng để tắm rửa, đi bơi ở hồ nước nông và không được đi lặn hoặc chơi thể thao chuyên nghiệp dưới biển.

    + 20ATM trở lên - chỉ có trong các loại đồng hồ chuyên dụng cho lặn biển sâu và các công việc liên quan tới mức độ chịu áp suất cao. Ở trường hợp này chúng ta phải sử dụng theo đúng khuyến cáo mà nhà sản xuất đưa ra.

    Làm thế nào để đồng hồ không bị vào nước

    Ngoài ra chúng ta cũng không nên điều chỉnh đồng hồ ở nơi có độ ẩm cao, ở dưới nước, nếu đồng hồ có núm điều chỉnh/nắp lưng dạng vít vặn hay vặn chặt trước khi để nó tiếp xúc nước. Tránh các vặn núm điều chỉnh sai tư thế (nên tháo đồng hồ ra rồi hãy điều chỉnh), va đập, nếu làm nắp lưng, núm điều chỉnh, nút bấm bị cong vênh, kính bị nứt phải đi thay ngay. Với đồng hồ đắt tiền nên đi đến nơi uy tín để kiểm tra các ron (còn gọi là giăng/gasket) chống nước định kỳ và hút ẩm tránh trường hợp hư hỏng/vào nước mà bạn không phát hiện.

    Mong rằng bài viết trên đây có thể giúp bạn biết cách xử lí khi đồng hồ bị vào nước. Bạn hãy nhớ rằng nếu bị hư hại, mọi chi tiết bên trong bộ máy đều có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của đồng hồ và nếu không sửa chữa kịp thời, chiếc đồng hồ của bạn sẽ không thể hoạt động êm ái như ban đầu.

    Để có thêm kiến thức về việc bảo quản và sử dụng đồng hồ đeo tay đúng cách, bạn hãy truy cập vào trang web donghothuysy.vn hoặc gọi trực tiếp tới hotline 1800 6785 để được tư vấn miễn phí nhé!

    Bạn đã thích bài viết này?
    0

    • Chinh phục thử thách cùng Certina

      Chinh phục thử thách cùng Certina

      22 tháng 4, 2024
      Với mức chịu nước tối thiểu 10 ATM, đi cùng cơ chế bảo vệ kép Double Security độc quyền, đồng hồ Certina chính là cái tên không thể thiếu trong BST đồng hồ của những nhà thám hiểm thực thụ.
      Đọc thêm
    • top-dong-ho-tissot-duoc-yeu-thich-nhat

      Top đồng hồ Tissot được yêu thích nhất

      19 tháng 4, 2024
      Luôn duy trì được vị thế trong Top 10 thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ bán chạy nhất hàng chục năm qua, Tissot xứng đáng được xem là lá cờ đầu của ngành đồng hồ thế giới. Đến với DONGHOTHUYSY.VN, bạn sẽ...
      Đọc thêm
    • dong-ho-longines-tinh-hoa-thuy-sy-dhts

      Đồng hồ Longines - Tinh hoa Thụy Sỹ

      18 tháng 4, 2024
      Xuất hiện lần đầu vào năm 1832 tại thành phố Saint-Imier, Thụy Sỹ, thương hiệu Longines nổi tiếng với những dòng đồng hồ sang trọng. Đến với DONGHOTHUYSY.VN, bạn sẽ tìm thấy những mẫu đồng hồ...
      Đọc thêm

    © All rights reserved - Bản quyền thuộc về CÔNG TY PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CAO CẤP LPD